Mật Thư Cơ Bản
Mật
thư là từ Việt dịch rất sát từ cryptogram có gốc tiếng Hy Lạp kryptos:
giấu kín, bí mật,..Mật thư có ý nghĩa đơn giản là một bản thông tin
được viết bằng các ký hiệu bí mật hoặc bằng các ký hiệu thông thường
nhưng theo một cách sắp xếp bí mật được thoả thuận giữa người gửi và
người nhận
Các ký
hiệu và các sắp xếp ấy gọi chung là mật mã. Muốn hiểu được nội dung của
mật thư thì phải khám phá những bí mật của ký hiệu và cách sắp xếp. Quá
trình khám phá ấy gọi là giải mã
Thông thường mật thư được chia làm 4 hệ thống:
a) Hệ thống bảng tra
b) Hệ thống thay thế: gồm 2 loại: chữ thay chữ và số thay chữ
c) hệ thống dời chỗ: trật tự các mẫu tự của mỗi tiếng hoặc trật tự các tiếng của cả bản tin sẽ được dịch chuyển xáo trộn.
d) Hệ
thống ẩn dấu : các yếu tố của bản tin vẫn giữ vị trí bình thường và
không bị thay thế bằng cá ký hiệu nhưng lại được nguỵ trang dưới một
hình thức nào đó chẳng hạn như bằng nước ép từ trái chanh (người nhận
thư hơ tờ giấy vào ngọn lửa sẽ hiện ra chữ màu nâu), hay mật thư viét
bằng xà bông, huyết thanh, ngũ bội tinh, mủ xương rồng + nước chanh,...
Nếu như phân biệt các loại mật thư như vậy thí cũng chưa rõ ràng cho lắm. Nên chia ra làm 2 loại chính:
-Mật thư
dùng các dụng cụ đặc biệt (chữ đặc biệt ở đây nghĩa là những dụng cụ
do người gửi và người nhận mật thư quy định với nhau, mà ta có trách
nhiệm phải mò ra). Loại này dùng các hoá chất, các vật thể có hình dạng
đặc biệt hoặc các kĩ thuật vi tính, máy móc để làm biến dạng mật thư,
không ảnh hưởng đến nội dung mật thư, loại này cần một bàn tay khéo léo
& am hiểu hoá học cũng như các loại máy móc (ví dụ như dùng cách
đổi font chữ trong Word)... loại này dễ phá huỷ mật thư trong quá trình
mò mẫm, và người nhận cũng dễ dàng đánh mất "lời trái tim" chỉ vì 1
phút sơ ý . vì vậy loại này hầu như không thông dụng. nó chỉ được dùng
trong các cuộc dã ngoại, vui chơi để tăng phần hấp dẫn cho trò chơi.
-Mật thư
dùng cách biến đổi các kí tự cấu thành văn bản muốn gửi thành 1 văn
bản khác có nội dung có nghĩa (khó àh ) hay vô nghĩa thông qua một quy
tắc nào đó, các quy tắc này được gọi là khoá. khoá có tác dụng biến đổi
2 chiều, từ văn bản thành mật thư và từ mật thư trở lại văn bản. loại
này có rất nhiều loại khoá nhỏ khác nhau, trong chủ đề này chúng ta sẽ
lần lượt xem xét các loại khoá thông dụng nhất...
Trong
khi dịch mật thư chúng ta không thể biết trước đượcngười ta sẽ sử dụng
những loại khoá gì, vì vậy chúng ta phải thử lần lượt từng cách đây cũng
chính là nguyên tắc cơ bản mà người dịch mật thư nào cũng phải biết và
tuân theo :Kiên nhẫn... nếu có đủ kiên nhẫn bạn sẽ dịch được bất cứ
mật thư nào, dù có là mò đi nữa ..
duới đây là một số mật thư dạng biến đổi ...
I/ đầu
tiên phải bàn tới mật thư thay thế. đây là mật thư thay các kí tự trong
bản văn bằng các kí tự khác theo một quy tắc nhất định, dù quy tắc đó
không tuân theo quy tắc nào cả (loại này thì hơi phiền vì mò không
được). nhưng để dễ dàng dịch thì không ai làm kiểu này cả, trừ khi cần
bảo vệ tuyệt đối 99% mật thư của mình. người dịch sẽ thay lần lượt từng
kí tự được chọn vào các kí tự của mật thư từ trái sang phải hay từ phải
sang trái, trên xuống hay dưới lên...bạn đều phải thử hết...
-khi bạn dịch ra khoá ,ví dụ A và B, bạn viết ra:
A B C D E F...X Y Z
-và điền dòng dưới như sau:
A B C D E F...X Y Z
B C D E F...X Y Z A
-sau đó lần lượt thay các kí tự vô nghĩa (hoặc có nghĩa trong tờ giấy trong tay bạn (dòng trên ) bằng các từ phía dưới...
thế là
bạn đã có một bản dịch , dù đọc được hay không thì nó vẫn là một bản
dịch, vì đó có thể là một mật thư mới (nếu bạn dịch sai). bạn đừng cười
vì khi người viết mật thư nhìn cái mật thư này cũng không nhận ra nó
đâu...
II. Các từ chữ bằng số
Ta nên
đọc kỹ các ký tự trong bản văn rùi ta suy luận được chữ số nào chữ số
thì từ 1 đến 9 ==> cấp 2 thì có thể 10 đến 26 do câu từ trong khoá
người ta cho các bạn cố gắng suy luận nhé
VD : một=1=I
hai=2
Ba=3 .......
Cấp 2 thì từ 10 trỏ lên vd: bò con = bê =B=13 ......
I. Quốc ngữ điện tín:
- Cách đặt dấu mũ: Thay thế trực tiếp.
- Cách đặt dấu thanh: Đặt sau mỗi từ.
Ví dụ: Với câu: Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Sẽ được viết là:
Coong cha nhuw nuis Thais Sown
Nghiax mej nhuw nuowcs trong nguoonf chayr ra.
II. Đọc ngược:
Có 2 cách đọc:
1. Đọc ngược cả văn bản:
Ví dụ với câu: Kỹ năng sinh hoạt.
Có thể viết là: tạoh hnis gnăn ỹk
(jtaoh hnis gnwan xyk)
2. Đọc ngược từng từ:
ỹk gnăn hnis tạoh
(xyk gnwan hnis jtaoh)
III. Đọc lái:
Trong lúc trò chuyện với nhau,
thỉnh thoảng chúng ta vẫn thường hay nói lái để tạo ra những tình huống
vui nhộn. Từ đó, ta tạo ra những mật thư bằng cách này.
Ví dụ ta nghe người nào đó
nói:”Ngầu lôi tăng kể mẵn cuối khíu chọ”. Thoạt đầu, ta cứ tưởng anh ta
là người mới học tiếng Hoa. Nhưng khi nghe giải thích rõ mới hiểu, thì
ra anh ta muốn nói: Ngồi lâu tê cẳng muỗi cắn khó chịu.
IV. Đánh vần:
Ở cách này, yêu cầu người dịch
phải biết cách đánh vần giống như các em học sinh tiểu học. Nếu đọc lớn
lên trong lúc dịch thì sẽ dễ hình dung hơn.
V. Bỏ đầu bỏ đuôi:
Ta chỉ cần bỏ chữ đầu và chữ cuối câu. Phần còn lại chính là nội dung bản tin.
VI. Số thay chữ:
Đây là dạng mật thư rất đơn
giản. Ta chỉ cần viết ra 26 chữ cái, rồi sau đó, viết ngay dưới vị trí A
là số 1, B là số 2… và Z là số 26. Sau đó dịch bình thường bằng cách:
Cứ thấy số nào thì điền chữ tương ứng vào bên dưới.
Như vậy, người đố mật thư có
thể thay đổi khóa. Thay vì A=1, thì ta có thể cho A=2, 3… hay một số bất
kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó = một
số nào đó.
VII. Chữ thay chữ:
Khác với loại mật thư “Số thay
chữ” ở trên, loạmật thư “Chữ thay chữ” sẽ thể hiện cho chúng ta thấy
một bản tin toàn là những chữ khó hiểu. Từ đó, ta phải giải khóa để
hiểu những chữ đó muốn nói gì. Ở đây, ta thử với loại chìa khóa A=b.
Trước hết ta phải nhập bảng dưới đây:
Như vậy, người đố mật thư có
thể thay đổi khóa. Thay vì A=b, thì ta có thể cho A= một chữ bất kỳ nào
khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó cũng được.
VIII. Mưa rơi:
Khi nhìn thấy loại mật thư này, ta chỉ cần đi theo mũi tên của khóa. Theo đó, ta sẽ dịch được hết bản tin.
Kiến thức trên đây còn thiếu một số hình minh
họa,hôm nào đẹp giời muội post lên cho rõ.nhưng hi vong những kiến thưc
nhỏ trên sẽ hữu ích cho các huynh các tỷ
Tags:
Bài Học,
Mật Thư,
Tài Liệu
Ý kiến bạn đọc [ 0 ]
Ý kiến của bạn